DTT đang mở rộng các dịch vụ tích hợp hệ thống của mình để cung cấp các giải pháp tổng thể dựa trên công nghệ Internet of Things (IoT) cho các lĩnh vực như thành phố thông minh và công nghiệp thông minh.

DTT đang cung cấp các dịch vụ sau đây để phát triển giải pháp tổng thể của Internet of Things (IoT):

• Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp IoT

• Kết nối các thiết bị IoT, tích hợp phần cứng và phần mềm.

• Phát triển giải pháp tổng thể IoT bao gồm: thiết kế hệ thống và phát triển ứng dụng, tích hợp hệ thống, triển khai và hỗ trợ bảo trì.

Tiếp theo các mô hình thành công của nền tảng Chính phủ điện tử nguồn mở (OEP), DTT đang hoàn tất việc phát triển nền tảng IoT nguồn mở – Open IoT Platform (OIP) phiên bản 1.0, hoàn toàn dựa trên các phần mềm miễn phí mã nguồn mở. OIP sẽ giúp tăng tốc và tích hợp nhiều ứng dụng IoT liền mạch trên cùng một nền tảng, tận dụng cơ sở hạ tầng chia sẻ của các loại khác nhau của phần cứng nhúng, cảm biến (sensor), cơ cấu kích động (actuators), các cổng (gateway) và các sản phẩm không dây.

DTT cũng có chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm phát triển ứng dụng di động với tất cả các nền tảng lớn, và có thể tích hợp công nghệ không dây một cách liền mạch với giải pháp IoT.

DTT cũng chuyên về Phân tích/xử lý dữ liệu lớn – Big Data Analytics sử dụng các công nghệ phần mềm mã nguồn mở miễn phí tốt nhất mà sẽ cho phép xây dựng các hệ thống hỗ trợ quyết định mạnh mẽ và hiệu quả kinh tế cho các cơ quan Chính phủ, thành phố và các ngành công nghiệp.

Cuối cùng, DTT liên kết với một số các hãng sản xuất chip, bộ cảm biến tốt nhất và các nhà cung cấp thiết bị IoT trên thế giới, có thể dễ dàng tích hợp được trên nền tảng OIP để cung cấp các giải pháp tiến tiến và chi phí hiệu quả cho thành phố thông minh, Giao thông thông minh, nước sạch thông minh, an ninh thông minh, Môi trường thông minh và công nghiệp thông minh.

Đặc tính cơ bản

– Tính kết nối liên thông(interconnectivity): với IoT, bất cứ điều gì cũng có thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.

– Những dịch vụ liên quan đến “Things”: hệ thống IoT có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things”, chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa Physical Thing và Virtual Thing. Để cung cấp được dịch vụ này, cả công nghệ phần cứng và công nghệ thông tin(phần mềm) sẽ phải thay đổi.

– Tính không đồng nhất: Các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó có phần cứng khác nhau, và network khác nhau. Các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của các network.

– Thay đổi linh hoạt: Status của các thiết bị tự động thay đổi, ví dụ, ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi,và tốc độ đã thay đổi… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi.

– Quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị được quản lý và giao tiếp với nhau. Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay. Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn nhiều so với được truyền bởi con người.

Yêu cầu ở mức high-level đối với một hệ thống IoT

Một hệ thống IoT phải thoả mãn các yêu cầu sau:

– Kết nối dựa trên sự nhận diện: Nghĩa là các “Things” phải có ID riêng biệt. Hệ thống IoT cần hỗ trợ các kết nối giữa các “Things”, và kết nối được thiết lập dựa trên định danh (ID) của Things.

– Khả năng cộng tác: hệ thống IoT khả năng tương tác qua lại giữa các network và Things.

– Khả năng tự quản của network: Bao gồm tự quản lý, tự cấu hình, tự chữa bệnh, tự tối ưu hóa và tự có cơ chế bảo vệ. Điều này cần thiết để network có thể thích ứng với các domains ứng dụng khác nhau, môi trường truyền thông khác nhau, và nhiều loại thiết bị khác nhau.

– Dịch vụ thoả thuận: dịch vụ này để có thể được cung cấp bằng cách thu thập, giao tiếp và xử lý tự động các dữ liệu giữa các “Things” dựa trên các quy tắc(rules) được thiết lập bởi người vận hành hoặc tùy chỉnh bởi các người dùng.

– Các Khả năng dựa vào vị trí(location-based capabilities): Thông tin liên lạc và các dịch vụ liên quan đến một cái gì đó sẽ phụ thuộc vào thông tin vị trí của Things và người sử dụng. Hệ thống IoT có thể biết và theo dõi vị trí một cách tự động. Các dịch vụ dựa trên vị trí có thể bị hạn chế bởi luật pháp hay quy định, và phải tuân thủ các yêu cầu an ninh.

– Bảo mật: Trong IoT, nhiều “Things” được kết nối với nhau. Chình điều này làm tăng mối nguy trong bảo mật, chẳng hạn như bí mật thông tin bị tiết lộ, xác thực sai, hay dữ liệu bị thay đổi hay làm giả.

– Bảo vệ tính riêng tư: tất cả các “Things” đều có chủ sở hữu và người sử dụng của nó. Dữ liệu thu thập được từ các “Things” có thể chứa thông tin cá nhân liên quan chủ sở hữu hoặc người sử dụng nó. Các hệ thống IoT cần bảo vệ sự riêng tư trong quá trình truyền dữ liệu, tập hợp, lưu trữ, khai thác và xử lý. Bảo vệ sự riêng tư không nên thiết lập một rào cản đối với xác thực nguồn dữ liệu.

– Plug and play: các Things phải được plug-and-play một cách dễ dàng và tiện dụng.

– Khả năng quản lý: hệ thống IoT cần phải hỗ trợ tính năng quản lý các “Things” để đảm bảo network hoạt động bình thường. Ứng dụng IoT thường làm việc tự động mà không cần sự tham gia người, nhưng toàn bộ quá trình hoạt động của họ nên được quản lý bởi các bên liên quan.