DTT là công ty CNTT đầu tiên tại Việt Nam tích hợp thành công giải pháp trên nền tảng nguồn mở theo kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử hướng đến cung cấp mọi dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ cao nhất.
I. Tầm nhìn dịch vụ công tích hợp, liên thông và trực tuyến một cửa
Với tầm nhìn hướng tới dịch vụ công trực tuyến một cửa, DTT đã đầu tư xây dựng và tích hợp các nền tảng nguồn mở mạnh mẽ và phổ biến nhất để tạo ra một nền tảng cho ứng dụng chính phủ điện tử và dịch cụ công trên nền nguồn mở đầu tiên tại Việt Nam tạo khả năng dẫn đầu ứng dụng trong xu thế giải pháp đám mây chính phủ (government cloud) cho khách hàng trong chính phủ Việt Nam.
II. Cách tiếp cận dựa trên kiến trúc tổng thể (EA blended)
DTT OpenEgovPlatform là giải pháp phù hợp với cách tiếp cận trên nền tảng kiến trúc tổng thể (dựa trên những hiểu biết sâu sắc của DTT trong lĩnh vực này). Đây là cách tiếp cận mà theo Gartner là phù hợp nhất vì nó vừa đảm bảo tính chiến lược và lợi ích dài hạn trong khi mang lại ngay những kết quả thực tế và tận dụng được các công nghệ tiên tiến nhất. Điều này được thể hiện một phần qua bộ Nguyên tắc kiến trúc CNTT mà DTT OpenEgovPlatform tuân thủ thực hiện:
1. [Cơ quan chính phủ – CQCP] là một tổ chức duy nhất và hợp nhất.
CQCP hoạt động như một tổ chức duy nhất có khả năng linh động đưa ra các quyết định ở cấp trung ương và địa phương.
Cơ sở: Một tổ chức duy nhất cải thiện được việc triển khai các chiến lược toàn chính phủ và phối hợp để cung cấp các dịch vụ công đồng bộ với mục tiêu chiến lược, tuân thủ mô hình giám quản chung, các quy trình quản lý được tích hợp và các chính sách nhất quán được chia sẻ.
Ý nghĩa:
- CQCP tối ưu hóa công tác phân bổ nguồn lực trong toàn tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu chung.
- CQCP tối ưu hóa các thông tin trong toàn tổ chức để hỗ trợ các dịch vụ và quy trình.
- Các thiết kế kiến trúc tích hợp các dịch vụ và giữ được tính tự chủ trong các hoạt động để đạt được hiệu quả.
- Các thiết kế kiến trúc xác định và áp dụng các phương pháp tiếp cận đặc biệt (không đồng nhất) để duy trì các mục tiêu về chính sách đặc biệt.
2. CQCP kết hợp với chính phủ và nhân dân các nước khác.
CQCP, các cơ quan chính phủ khác và các công ty tư nhân hợp tác với nhau, sử dụng các tiêu chuẩn mở chung đã được thông qua để nâng cao chất lượng, tính nhất quán và tương quan phí tổn-hiệu quả.
Cơ sở: CQCP hoạt động trong một hệ sinh thái chính phủ lớn bao gồm các cơ quan chính phủ trung ương, địa phương và quốc tế, cũng như khu vực tư nhân. Cách thức hoạt động này tận dụng sự hợp tác trong khi vẫn giảm thiểu sự trùng lặp
Ý nghĩa:
- Yêu cầu CQCP tăng cường quan hệ hợp tác với các cơ quan khác, các cơ quan chính phủ thuộc trung ương, địa phương và quốc tế, cũng như khu vực tư nhân.
- Yêu cầu CQCP áp dụng các tiêu chuẩn đã thỏa thuận và các kinh nghiệm thực hành công nghiệp tốt nhất. Các tiêu chuẩn này phải công khai, được tuân thủ một cách tự nguyện, không độc quyền và phải đáp ứng các nhu cầu thị trường.
3. Thông tin là tài sản của CQCP.
Thông tin là tài sản mà mọi người dân cần và được tận dụng trong toàn chính phủ để nâng cao hiệu suất.
Cơ sở: Thông tin chính xác rất quan trọng đối với việc đưa ra quyết định một cách hiệu quả, hiệu suất được cải thiện và báo cáo chính xác.
Ý nghĩa:
- CQCP sẽ cải thiện môi trường chia sẻ thông tin để phổ biến thông tin tới công chúng tốt hơn.
- Điều này đỏi hỏi CQCP xác định các nguồn tài nguyên đáng tin cậy từ các thông tin chất lượng cao, các tổ chức để cung cấp quyền truy cập vào các dữ liệu và thông tin cụ thể.
- Các nguồn dữ liệu đáng tin cậy có thể cần được tái cấu trúc và danh mục hóa, giúp phổ biến, truy cập và quản lý dữ liệu tốt hơn.
- Để thực hiện nguyên tắc này đỏi hỏi CQCP phải có một chiến lược để thúc đẩy chia sẻ dữ liệu với các cấp chính phủ một cách hiệu quả.
4. Kiến trúc CNTT của CQCP đơn giản hóa hoạt động của CQCP.
Kiến trúc CNTT của CQCP được thiết kế đơn giản hóa và cho phép việc tích hợp trong phạm vi mở rộng tối đa có thể.
Cơ sở: Các quy trình và hệ thống phức tạp với các mô-đun được kết hợp một cách chặt chẽ khó cỏ thể quản lý, có nguy cơ xảy ra sai sót, không linh động đối với các nhu cầu thay đổi nhiệm vụ của tổ chức, và rất tốn kém để duy trì. Các hệ thống và quy trình kết hợp lỏng lẻo, có tính tiêu chuẩn cao, tận dụng các dịch vụ được chia sẻ và các cấu phần có thể tái sử dụng trong CQCP.
Ý nghĩa:
- Điều này đòi hỏi các cấu phần phần mềm kết nối lỏng lẻo được chia sẻ như các dịch vụ và tương thích với sự phát triển ứng dụng.
- Các cơ quan phải chia sẻ các kinh nghiệm thực hành tốt nhất và các cấu phần kỹ thuật và nghiệp vụ có thể tái sử dụng.
- Xây dựng và tích hợp các cấu phần có thể tái sử dụng phải trở thành một phương pháp phát triển chung.
5. Kiến trúc CNTT của CQCP linh hoạt với qui trình nghiệp vụ.
Kiến trúc CNTT của CQCP hỗ trợ hoạt động chú trọng vào quy trình bằng khả năng nhanh chóng thích ứng các ứng dụng với sự thay đổi quy trình nghiệp vụ.
Cơ sở: CQCP trong quá trình phát triển sẽ cần thay đổi và chuẩn hóa về quy trình nghiệp vụ trong tương lai. Ngoài ra, yếu tố bên ngoài như sự xuất hiện của mạng xã hội, chiều mới của xã hội thông tin cũng sẽ thúc đẩy CQCP cải cách cách thức quản lý của mình.
Ý nghĩa:
- Điều này đòi hỏi các ứng dụng bao gồm các dịch vụ theo định hướng quy trình có thể nhanh chóng được nhóm lại hoặc tập hợp lại theo sự thay đổi của các quy trình nghiệp vụ.
- Điều này cũng đòi hỏi một nền CNTT thích ứng với động cơ vận hành quy trình nghiệp vụ, cho phép quy trình công việc từ hiệu chỉnh cho đến triển khai (edit-to-deploy workflow) được thực hiện một cách nhanh chóng và hợp nhất.
6. Dữ liệu của CQCP cần luôn sẵn sàng và chính xác cho người dùng tại mọi thời điểm.
Cơ sở: Dữ liệu là nội dung nghiệp vụ cốt lõi của CQCP. Tuy nhiên, dữ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn. Do đó Kiến trúc CNTT của CQCP phải luôn tích hợp và chuyển đổi dữ liệu, khiến dữ liệu luôn sẵn sàng trong suốt hệ thống.
Ý nghĩa:
- Điều này đòi hỏi dữ liệu CQCP phải là thành phần “sống” trong hệ thống CNTT của CQCP. Do vậy, dữ liệu CQCP phải hoạt động như dịch vụ nhận yêu cầu, xử lý và/hoặc trả lại dữ liệu.
- Điều này có nghĩa là, tất cả các công cụ dữ liệu phải luôn sẵn sàng như một dịch vụ; việc truy cập dữ liệu cũng phải luôn sẵn sàng như một dịch vụ.
7. Cơ sở hạ tầng CNTT của CQCP phải được chia sẻ, bảo đảm và có thể được mở rộng.
Cơ sở: Nhiều hệ thống CNTT sẽ hoạt động trong Cơ sở hạ tầng CNTT của CQCP, nếu cơ sở hạ tầng được chia sẻ và mở rộng thì việc này sẽ hiệu quả hơn
Ý nghĩa:
- Cơ sở hạ tầng CNTT của CQCP phải được quản lý tập trung.
- Cơ sở hạ tầng CNTT của CQCP cũng phải cung cấp khả năng phân bổ các nguồn lực phù hợp cho các mục đích sử dụng đúng cũng như dễ dàng mở rộng nguồn lực cần thiết.
8. Hệ thống CNTT của CQCP phải có Khả năng Mở rộng, Khả năng sẵn sàng, Hợp nhất, Khả năng bảo trì, Hiệu suất, Bảo mật
Cơ sở: Hệ thống CNTT của CQCP phải là một nền linh hoạt cho phép mở rộng hệ thống trong toàn tổ chức. Nền tảng này phải tích hợp nhiều tiểu hệ thống khác nhau vào trong một khối gắn kết, cho phép các hệ thống nhỏ hoạt động như một hệ thống độc lập hoàn chỉnh. Kiến trúc cho hệ thống CQCP sẽ được thiết kế nhằm tối ưu hóa những khả năng kiến trúc sau: Khả năng mở rộng, Khả năng sẵn sàng, Hợp nhất, Khả năng bảo trì, Hiệu suất, Bảo mật.
Ý nghĩa:
- Khả năng mở rộng – Điều quan trọng là hệ thống của CQCP có thể xử lý dữ liệu và kết quả đưa ra kịp thời tại và trên tỷ lệ tăng trưởng hiện tại đã được lên kế hoạch. Thêm vào đó, các hệ thống cần phải được mở rộng ngoài kế hoạch ban đầu, thông qua việc bổ sung các nút mới vào hệ thống.
- Khả năng sẵn sàng – Hệ thống cần phải đáp ứng được các nhu cầu về tính sẵn sàng, và tuân thủ các kinh nghiệm thực hành tốt nhất về khắc phục sự cố.
- Tính hợp nhất – Khi được thiết kế và triển khai, hệ thống cần phải hợp nhất theo cách tiếp cận và giải quyết các lớp vấn đề. Điều này sẽ giảm thiểu qua trình học hỏi về việc hỗ trợ và cải thiện hiện tại.
- Khả năng bảo trì – Mục tiêu kiến trúc chủ chốt sẽ lựa chọn việc tạo một hệ thống linh hoạt, cho phép bảo trì hệ thống theo thời gian.
- Hiệu suất – Hệ thống sẽ được mở rộng, từ đó nhiều nút sẽ được mở rộng một cách dễ dàng, đáp ứng các yêu cầu trong tương lai.
- Bảo mật – Hệ thống phải bảo toàn mức độ bảo mật cụ thể với mỗi yêu cầu giải quyết.
III. Mô hình kiến trúc của DTT OpenEgovPlatform:
Hệ thống tuân thủ kiến trúc SaaS (Software as a service) và SOA trên nền tảng tích hợp của các phần mềm nguồn mở tiên tiến nhất như Liferay, Uengine, Alfresco, ServiceMix, GeoServer, Pentaho, …. và đặc biệt hệ thống chạy trên nền tảng điện toán đám mây của OpenStack điều này cho phép hệ ứng dụng chạy như dịch vụ cho nhiều nhóm người dùng khác nhau (Multi-tenants) với khả năng tùy biến tối đa từ quy trình nghiệp vụ đến dữ liệu và báo cáo đến tích hợp và quản trị với các năng lực nền tảng như đăng ký 1 lần (Single-sign on) và các dịch vụ dữ liệu (Data services).
Trên nền tảng này, các ứng dụng cũng được phát triển trong một khuôn mẫu chuẩn là Korean EgovFrame vì vậy mà đảm bảo tính nhất quán, chất lượng, tính sử dụng lại và chuẩn hóa của các ứng dụng.
IV. Đặc thù tính mở của giải pháp DTT OpenEgovPlatform
Kiến trúc của DTT OpenEgovPlatform được thiết kế cho phép khả năng linh hoạt, cho phép tích hợp các cấu phần tương đương một cách dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống (ví dụ thay vì OpenStack dùng CloudStack hay thay vì Liferay dùng Alfresco hay thay vì Pentaho dùng Talend). Ngoài ra kiến trúc với lớp tích hợp dữ liệu còn cho phép việc tích hợp với các hệ thống khác một cách dễ dàng cũng như tạo một nền tảng dữ liệu linh hoạt cho các ứng dụng.
DTT OpenEgovPlatform được thiết kế là giải pháp dựa trên phần mềm nguồn mở, tuân thủ nghiêm túc các qui định về cấp phép của PMNM. Để hiện thực hóa việc này, DTT đã khởi động và duy trì phát triển cộng đồng PMNM trong nội bộ DTT cũng như tham dự mạnh mẽ vào các hoạt động của các cộng đồng PMNM trong nước và quốc tế.
V. Lợi ích của DTT OpenEgovPlatform
DTT OpenEgovPlatform mang lại những lợi ích từ chiến lược đến thực tiễn được tổng kết trong hình vẽ ở dưới đây. Ngoài ra, các khách hàng của DTT sẽ được đảm bảo thành công thông qua đội ngũ tích hợp và triển khai hệ thống trình độ quốc tế trên cơ sở áp dụng DTT OEP và Korean EgovFrame.
VI. Một số khách hàng tiêu biểu:
Tổng cục Thống kê Việt Nam: Tư vấn xây dựng kiến trúc tổng thể.
Thành phố Đà Nẵng: xây dựng giải pháp nền tảng chính phủ điện tử và 11 ứng dụng và dịch vụ công trên nền phần mềm nguồn mở sử dụng DTT OpenEgovPlatform và Korean EgovFrame.
Bộ Thông tin và Truyền thông: Cổng quản lí tri thức và các dịch vụ công cung cấp hướng dẫn về chính sách phát triển công nghiệp CNTT.
Và nhiều khách hàng chính phủ khác như Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
VII. Một số sản phẩm đã đăng ký bản quyền tiêu biểu:
- DTT Smart Data Platform (Nền tảng/Trục tích hợp dữ liệu) là một nền tảng được xây dựng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Hadoop. Nó cung cấp khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu phân tán. Do khả năng xử lý phân tán, DSP có thể xử lý khối lượng lớn dữ liệu dưới dạng có cấu trúc và không cấu trúc hiệu quả hơn so với các nền tảng dữ liệu truyền thống. Tải tài liệu giới thiệu tại đây. Giá của sản phẩm được tính toán dựa trên số NODE, từ 4-6 tỷ (VND) cho một cụm cỡ nhỏ gồm 4-6 NODE. Liên hệ để được tư vấn về triển khai và báo giá chi tiết.
- DTT Smart Integration Platform (DSIP – Trục tích hợp ứng dụng) là một nền tảng tích hợp bảo mật được xây dựng dựa trên phần mềm mã nguồn mở X-Road. DSIP cung cấp khả năng khả năng trao đổi thông tin dữ nhà cung cấp thông tin và bên tiêu thụ thông tin một các bảo mật nhưng được quản lý tập trung. Các đặc trưng cơ bản của DSIP bao gồm (Quản lý địa chỉ; Định tuyến tin nhắn; Quản lý quyền truy cập; Xác thực cấp tổ chức;Xác thực cấp độ máy; Mã hóa mức vận chuyển; Dấu thời gian; Chữ ký số của tin nhắn; Logging; Xử lý lỗi). Tải tài liệu giới thiệu tại đây. Giá của sản phẩm được tính theo qui mô triển khai. Qui mô mức nhỏ có giá vào khoảng 2-3 tỷ (VND). Liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết.